Quy trình tái cấu trúc lao động an toàn pháp lý
Quy Trình Tái Cấu Trúc Lao Động An Toàn Pháp Lý
Trong thời kỳ hậu COVID vô cùng khó khăn hiện nay, đa số các doanh nghiệp cần tái cơ cấu toàn diện trong đó có THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC và TỔ CHỨC LẠI LAO ĐỘNG. Việc tái cơ cấu lao động rất phức tạp và dễ dẫn đến các rủi ro về pháp lý lao động làm thiệt hại to lớn đến tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Để tránh những rủi ro trên, doanh nghiệp nên thực hiện việc tái cơ cấu theo quy trình dưới đây:
1. Xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2. Xác định các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để triển khai chiến lược trên
3. Xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và của từng lĩnh vực hoạt động sau khi tái cấu trúc.
4. Qua cơ cấu tổ chức, xác định được các vị trí công việc cần thiết, mỗi vị trí cần bao nhiêu người, mỗi vị trí cần người có năng lực như thế nào
5. So sánh với nguồn nhân lực hiện tại, thiếu bao nhiêu người, thừa bao nhiêu người. Có thể đào tạo để đề bạt hoặc tái sử dụng bao nhiêu người để chuyển các vị trí khác so với hiện tại. Cuối cùng xác định có bao nhiêu người phải nghỉ việc, bao nhiêu người cần tuyển dụng.
6. Cân đối ngân sách nhân sự trước và sau khi tái cấu trúc, xem xét các yếu tố thiệt hơn xem có xứng đáng để tái cấu trúc hay không (chú ý với người lao động phải nghỉ việc, xem xét ngân sách trợ cấp mất việc làm hoặc đền bù thỏa thuận chấm dứt hợp đồng).
7. Lập kế hoạch tuyển dụng những người còn thiếu.
8. Truyền thông đến người lao động để người lao động yên tâm làm việc trong thời gian chờ tái cấu trúc.
9. Thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động nên thỏa thuận với người lao động các điều kiện để người lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng, ký kết THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.
Người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Điều 46 Luật lao động cộng thêm khoản tiền bồi thường theo thỏa thuận (nếu có).
Điều 46: Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Nếu không thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng được thì tiến hành tiếp các bước dưới đây.
10. Lập phương án sử dụng lao động
Căn cứ khoản 3 Điều 42 Luật lao động, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.
Điều 44: phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
11. Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động
Người sử dụng lao động thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động trước 30 ngày kể từ ngày cho người lao động nghỉ việc.
12. Chi trả trợ cấp mất việc
Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo Điều 47 Luật lao động.
Điều 47: Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
CHUYÊN GIA
PHẠM THỊ THU HƯƠNG – Thạc sĩ khoa học Quản trị nhân sự chiến lược – USA
Nguyên Giám đốc nhân sự tại Mercedes-Benz Vietnam.
Nhiều năm là Giảng viên/Chuyên gia tư vấn Quản trị nhân sự của TUV Rheinland Vietnam.
Hotline 0908 690 779
-----------------------------------------
APK-bc Vietnam – Phân viện đào tạo Quản trị nhân sự, cung cấp dịch vụ Tư vấn và Đào tạo onjob Quản trị nhân sự. Đào tạo Onjob HRD Giám đốc nhân sự chiến lược, Đào tạo onjob Trưởng phòng HR, Đào tạo onjob trưởng phòng hành chính nhân sự, Đào tạo onjob Chuyên viên C&B, Đào tạo onjob Hệ thống Total Rewards, Đào tạo onjob xây dựng thang bảng lương 3P Mercer, Đào tạo onjob xây dựng hệ thống KPI, Đào tạo onjob xây dựng tiêu chuẩn năng lực, đào tạo onjob tái cấu trúc nhân sự, đào tạo onjob kỹ năng quản lý nhân viên, Đào tạo onjob nghề nhân sự. Tư vấn nhân sự 24h, Tư vấn HRonline 24h, Tư vấn xây dựng hệ thống KPI, Tư vấn tái cấu trúc nhân sự. Dịch vụ trưởng phòng HR online. APK.hr cafe giao lưu.